Bệnh Chlamydia là gì? xét nghiệm chlamydia, phác đồ điều trị chlamydia mãn tính, bệnh có chữa được không? là những thắc mắc, những vấn đề đang được bàn tán xôn xao khi càng ngày càng có nhiều người mắc căn bệnh này. Vậy nên để giúp các bạn hiểu thêm về bệnh Chlamydia, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết giải đáp những khúc mắc trên.
Người bệnh: Anh B gửi câu hỏi: “Thưa bác sĩ, trong đợt khám định kỳ sức khỏe ở công ty vừa rồi tôi được bảo sĩ chẩn đoán mắc bệnh Chlamydia. Tôi chưa biết gì về căn bệnh này, bác sĩ có thể cho tôi biết bệnh Chlamydia là gì, bệnh có chữa được không và chữa như thế nào ạ? Mong nhận được tư vấn từ bác sĩ. Tôi xin cảm ơn!”.
Bệnh Chlamydia là gì?
Bệnh Chlamydia là căn bệnh phổ biến được lây nhiễm qua đường tình dục, được hình thành bởi vi khuẩn Chlamydia. Đây được coi là căn bệnh xã hội mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Hằng năm, tỷ lệ nam nữ mắc bệnh Chlamydia tăng đột biến. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến đời sống tình dục, quá trình sinh sản.
Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh thì tỷ lệ bạn mắc phải căn bệnh này là rất cao. Nếu nghi ngờ mắc bệnh hay muốn có kết quả chẩn đoán chính xác hơn thì bạn hãy đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm Chlamydia.
Căn bệnh này không chỉ được lây nhiễm qua đường tình dục mà còn truyền từ mẹ sang con, thông qua các vết thương hở hay khi dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh. Vậy nên mọi người hãy chú ý cẩn thận.
Nguyên nhân gây ra bệnh Chlamydia
Nguyên nhân chính gây ra bệnh Chlamydia là virus Chlamydia Trachomatis. Đây là loại virus, vi khuẩn bắt buộc phải sống ký sinh trong các tế bào, có hình cầu, kích thước nhỏ. Chlamydia có 3 loài bao gồm:
- Chlamydia Psittaci: thường có ở các loài chim, lây nhiễm cho con người gây sốt rét.
- Chlamydia Pneumoniae: gây bệnh đường hô hấp, lây từ người này sang người khác.
- Chlamydia Trachomatis: gây bệnh ở đường sinh dục và bệnh đau mắt hột.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Chlamydia:
- Tuổi dưới 24.
- Quan hệ tình dục nhiều lần, với nhiều người.
- Quan hệ tình dục không an toàn, không lành mạnh.
- Đã từng mắc hoặc đăng mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Để hạn chế khả năng mắc bệnh thì mọi người nên quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, hợp lý và thực hiện khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.
Nhận biết bệnh Chlamydia qua các triệu chứng
Theo các chuyên gia cho biết thì hầu hết các trường hợp mắc Chlamydia đều không có những triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, chúng vẫn đang diễn ra âm thầm ở bên trong cơ thể, gây tổn thương đến bộ phận sinh dục, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh mà bạn có thể tham khảo là:
- Cơ thể sốt nhẹ.
- Sưng xung quanh bộ phận sinh dục (sưng xung quanh âm đạo, tinh hoàn).
- Đau hoặc thấy rát nóng khi đi tiểu.
- Tiết dịch bất thường từ âm đạo, dương vật.
- Đau tinh hoàn.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Chảy máu hay kinh nguyệt kéo dài bất thường.
Những triệu chứng trên sẽ xuất hiện từ 1- 3 tuần khi nhiễm virus gây bệnh. Các triệu chứng có tiến triển ở những mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào số lượng nhiễm trùng và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Nếu thấy cơ thể có những biểu hiện trên thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Nếu không điều trị nhanh, bệnh sẽ có những biến chứng phức tạp như:
- Đối với nam giới: Nhiễm trùng Chlamydia khiến nam giới sốt, đau nước, sưng tấy bộ phận sinh dục. Có thể mắc bệnh viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm nang tinh hoàn hay vô sinh ở nam.
- Đối với nữ giới: Dễ gây mắc các bệnh viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng, hình thành apxe. Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh thì trẻ sinh ra có thể bị viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt.
Xét nghiệm Chlamydia như thế nào?
Bất cứ ai đều có nguy cơ mắc bệnh Chlamydia, vì thế để phát hiện bệnh, bạn cần làm các xét nghiệm Chlamydia để nếu thấy nghi ngờ. Xét nghiệm này cũng nên được tiến hành trong các kiểm tra sức khỏe định kỳ. Các xét nghiệm Chlamydia được thực hiện phổ biến hiện nay bao gồm:
- Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ sẽ lấy nước tiểu của bệnh nhân đem đi xét nghiệm, phân tích và kiểm tra sự hiện diện của virus Chlamydia.
- Xét nghiệm bằng miếng gạc: Đối với nam giới, bác sĩ sẽ tiến hành chèn miếng gạc mỏng vào niệu đạo để lấy mẫu vật xét nghiệm. Còn với nữ giới, bác sĩ sẽ dùng miếng gạc để lấy dịch từ cổ tử cung rồi kiểm tra phản ứng với môi trường hay phát hiện kháng nguyên Chlamydia.
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì bạn không mắc bệnh nhưng nếu kết quả dương tính thì bạn đã bị bệnh Chlamydia. Lúc này bạn cần điều trị để nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này.
Bệnh Chlamydia có chữa được không?
Trong thực tế, sau khi người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh thì đều có một thắc mắc chung là bệnh có chữa được không. Và bệnh Chlamydia cũng không ngoại lệ, sau khi làm xét nghiệm được chẩn đoán bị bệnh, bệnh nhân luôn lo lắng bệnh có chữa khỏi hoàn toàn hay không. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì khi được phát hiện sớm, điều trị đúng cách bệnh Chlamydia có thể chữa dứt điểm. Vì vậy người bệnh không nên quá lo lắng, ảnh hưởng đến tâm lý trong quá trình điều trị.
Phác đồ điều trị chlamydia mãn tính
Dưới đây là phác đồ điều trị Chlamydia mãn tính mà mọi người có thể tham khảo:
- Bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc kháng sinh để bệnh nhân điều trị. Nếu bạn tình mắc bệnh thì cũng nên đến phòng khám để chữa bệnh theo phác đồ điều trị.
- Bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc gồm Azithromycin 1g uống liều duy nhất hoặc Doxycyclin 100mg, uống 2 lần/ ngày. Uống thuốc từ 7 - 14 ngày.
- Các phác đồ điều trị Chlamydia mãn tính thay thế là Erythromycin 2g/ ngày, chia làm 4 lần trong 1 tuần và Levofloxacin 500mg 1 lần/ ngày trong 1 tuần.
Trong quá trình điều trị, bạn không được quan hệ tình dục ít nhất 7 ngày cho đến khi uống hết thuốc. Đặc biệt dù có thấy khỏe hơn bạn cũng không được ngừng thuốc kháng sinh. Thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ, nhiễm trùng sẽ được trị khỏi dứt điểm trong vòng 1 tuần.
Lưu ý: - Không tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà không thể chỉ định, kê đơn của bác sĩ để tránh trường hợp bệnh diễn biến xấu đi, ảnh hưởng đến việc chữa bệnh sau này.
- Bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám lại sau 3 tháng nhằm chắc chắn bệnh không tái phát ngay cả khi bạn tình không nhiễm bệnh hay đã điều trị.
Phòng tránh bệnh Chlamydia như thế nào?
Bệnh Chlamydia có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng chắc chắn không một ai muốn mắc bệnh. Vì thế, bạn không nên chủ quan hãy phòng tránh bệnh. Cách tốt nhất là quan hệ lành mạnh, không quan hệ qua hậu môn. Trong quan hệ tình dục cần chú ý những điều sau:
- Sử dụng bao cao su đúng cách, chất lượng trong quan hệ.
- Không nên quan hệ khi mắc bệnh Chlamydia, kể cả khi đang điều trị.
- Chung thủy, duy trì quan hệ 1 vợ 1 chồng, không quan hệ bừa bãi.
- Xét nghiệm định kỳ cho mình và bạn tình.
- Cần nhanh chóng thăm khám và nghiêm túc trong khi điều trị.
- Không dùng chung đồ cá nhân với người khác.
Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin về bệnh Chlamydia là gì, xét nghiệm Chlamydia và phác đồ điều trị Chlamydia mãn tính. Hy vọng qua đây bạn B đã hiểu hơn về căn bệnh này trước khi tiến hành điều trị. Nếu các bạn còn điều gì thắc mắc về chủ đề bệnh Chlamydia thì hãy liên hệ Hotline 0865. 776. 663, đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp sẵn sàng tư vấn nhiệt tình 24/7.